Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2017

Nhượng quyền thương hiệu: Mô hình chia sẻ thịnh vượng phổ biến hiện nay

“Nếu không tạo ra được sự khác biệt, nghĩa là đang cạnh tranh bằng những sản phẩm me-too (hàng nhái). Trong môi trường cạnh tranh công bằng khi các hiệp định thương mại tự do đã ký kết xong, bản khai tử sản phẩm me-too cũng xem như đã ký”, bà Phi Vân cho hay. Ngành nhượng quyền thương hiệu (franchise) đang nở rộ tại Việt Nam với sự có mặt của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Đã có nhiều kẻ thắng và cũng không ít người thua. Vậy sự thành công trong kinh doanh franchise đòi hỏi những yếu tố nào và doanh nghiệp Việt phải làm gì? Theo bà Nguyễn Phi Vân, thành viên sáng lập và phát triển công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, điểm yếu lớn nhất trong kinh doanh nhượng quyền của các doanh nghiệp Việt Nam là sự hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế; tư duy ngắn hạn chỉ muốn kiếm lời thật nhanh; xây dựng hệ thống phân phối phần lớn để bán hàng nhanh; ít chú ý đến chất lượng, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu… Chia sẻ thịnh vượng và rủi ro Một buổi chiều đẹp trời giữ

Tên miền và thương hiệu – vấn đề luôn mang tính thời sự hiện nay

Trên thực tế, khá nhiều đại lý đăng ký tên miền quốc tế không thực hiện quy định về xác thực hồ sơ tên miền quốc tế như đối với tên miền “.vn”, dẫn đến tình trạng các chủ thể khi đăng ký sử dụng tên miền quốc tế không thực hiện nghĩa vụ thông báo thông tin hoặc thông báo không chính xác, không đầy đủ. Chỉ cần gõ từ khóa “tranh chấp tên miền tại Việt Nam”, là sau vài giây ngắn ngủi, cỗ máy tìm kiếm Google Search sẽ cho bạn gần 1,5 triệu kết quả có liên quan. Có vẻ như con số này đã phản ánh sức nóng của một chủ đề không mới nhưng chưa bao giờ hết tính thời sự trong sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ngày nay. Tên miền Internet, theo Thông tư số TT09/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.”. Còn thương hiệu, theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một mặt hàng hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được c

Đặt tên thương hiệu: Đừng nên tự trói mình!

Đó là những giới hạn về mặt hàng, ngành hàng do tên thương hiệu mang lại. Nếu cái tên gợi lên một mặt hàng, hay ngành hàng nào đó (ví dụ "Fruit" (trái cây), "Tea" (trà), "Coffee" (cà phê), "Milk" (sữa), "Taxi", "Điện máy"...) thì rất khó mở rộng sang mặt hàng hay ngành hàng khác, nếu không muốn nói là không thể, hoặc không nên làm. Không ít doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới khởi nghiệp đã khá dễ dàng khi đặt tên thương hiệu. Do thiếu tầm nhìn và định hướng dài hạn, chỉ chọn đại cho có, nên trong nhiều trường hợp, cái tên được chọn đã "trói tay" thương hiệu, làm cho nó không thể phát triển rộng hơn về sau. Chưa kể, có khi chính tên thương hiệu còn gây hiểu lầm, làm cho khách hàng có những nhận định bất lợi về thương hiệu và sản phẩm mang thương hiệu đó. Dưới đây là những ví dụ về tên thương hiệu đã tự "trói" mình một cách "vô thức". Một quán ăn có tên "Xôi Ngon&

Năng lực cốt lõi và di sản của thương hiệu

Song đối với cá nhân tôi, Starbucks đã “bán đi” di sản thương hiệu của chính mình. Họ, suy cho cùng, đang trở thành một Berlin trong âm nhạc mất rồi, mặc dù họ vẫn đang trên đỉnh thành công trong lĩnh vực chuỗi quán cà phê. Thách thức vô cùng lớn đặt ra với một thương hiệu không chỉ là khi họ gặp thất bại. Khi gặp bế tắc doanh nghiệp sẽ tìm một lối thoát và khi nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm họ sẽ nhận ra ngay. Nhưng khi đang gặt hái thành công thì mọi việc lại khác, bởi doanh nghiệp khó nhận ra những đe dọa xung quanh họ. Thành công tột đỉnh nếu đến một cách bất ngờ thường khiến doanh nghiệp bị lóa mắt bởi ánh sáng của hào quang, của tiền bạc và những lời ca tụng. Vinh quang không phải đến từ năng lực cốt lõi có thể khiến một thương hiệu quên đi di sản thương hiệu lớn nhất họ có được trên thị trường là gì. Lợi ích ngắn hạn và tính toàn vẹn của bản sắc thương hiệu Berlin là ban nhạc rock được thành lập năm 1978. Jon Crawford, tay chơi guitar bass và là người sáng lập ban nhạc,

Burger King và Popeyes sẽ sớm vào chung một nhà

“Popeyes là một thương hiệu mạnh với di sản hương vị Louisiana có tiếng vang trên toàn thế giới. Với giao dịch này, RBI sẽ lại có thêm một thương hiệu có vị trí đặc biệt trong phân khúc vô cùng mạnh tại Mỹ và triển vọng tăng trưởng quốc tế mạnh mẽ”, Daniel Schwartz, Giám đốc điều hành RBI nói. Restaurant Brands International (RBI), công ty mẹ của Burger Kings và chuỗi thức ăn nhanh Tim Hortons, mới đây cho biết họ sẽ mua Popeyes Louisiana Kitchen với giá 1,8 tỉ USD. Theo International Business Times, RBI cho biết trong một tuyên bố sẽ thực hiện các giao dịch bằng quỹ tiền mặt và một cam kết tài trợ từ hai quỹ tài chính lớn nhất thế giới là J.P Morgan và Wells Fargo. Bên cạnh đó, các cổ đông của Popeyes cũng sẽ nhận được 79 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu. Popeyes, một trong những dịch vụ thức ăn nhanh phục vụ gà rán lớn nhất thế giới, được thành lập ở New Orleans (Mỹ) vào năm 1972 và kể từ đó đã mở rộng ra hơn 2.000 cửa hàng, trong đó tính riêng tại Mỹ là 1.600 cửa hàng. Hiện Popeye

7 nguyên tắc vàng trong đặt tên thương hiệu

Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên - Dura (lấy từ durable - bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer. Nguyên tắc chỉ là nguyên tắc, nhưng có một điều chắc chắn là với những doanh nghiệp nhỏ, một cái tên xuất sắc hội đủ 7 tiêu chí này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp. Nhưng sự thật là mọi nỗ lực marketing và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu của bạn (thương hiệu sản phẩm hoặc công ty). Vì vậy trước khi muốn trở thành TOM thì hãy ghi dấu tên thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Sự thật là, đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều không tưởng, nếu bạn tuân thủ 7 nguyên tắc sau: 1. Bảo hộ được Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì s

4 tiêu chí hàng đầu của một slogan “đắt giá”

Khách hàng ngày càng bội thực thông tin, vì vậy muốn đóng đinh trong tâm trí khách hàng thì slogan đừng quá dài. Ngoài ra, từ ngữ phức tạp sẽ gây khó hiểu, khó nhớ vì vậy hãy ưu tiên dùng từ phổ biến. Trên thực tế, không có cái gọi là một slogan hoàn hảo, chỉ có slogan phù hợp nhất với doanh nghiệp về định hướng kinh doanh và định vị thương hiệu trong từng giai đoạn nhất định. Vậy thế nào là một slogan tốt? Trong kinh doanh, slogan có vai trò thể hiện sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc nhiệm vụ của một công ty, và được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó, slogan thường chỉ là một cụm từ đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ. Vì vậy, nếu sáng tạo slogan khó một thì việc tạo ra một slogan tốt khó gấp trăm nghìn lần. Trên thực tế, không có cái gọi là một slogan hoàn hảo, chỉ có slogan phù hợp nhất với doanh nghiệp về định hướng kinh doanh và định vị thương hiệu trong từng giai đoạn nhất định. Vậy thế nào là một slogan tốt? Nếu không có tiêu chí, việc đánh giá tốt - kh

Sản phẩm, thương hiệu và triết lý của các doanh nghiệp

Cùng quan điểm này, Chung Yu - Giám đốc điều hành của MCM, công ty chuyên về sản xuất may mặc và thời trang, cũng khuyên doanh nghiệp khởi nghiệp không nên quá tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Cùng quan điểm này, Chung Yu - Giám đốc điều hành của MCM, công ty chuyên về sản xuất may mặc và thời trang, cũng khuyên doanh nghiệp khởi nghiệp không nên quá tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Những người thuộc trường phái tập trung vào sản phẩm luôn tin rằng doanh nghiệp chiến thắng cuối cùng trong mỗi “trận chiến” tiếp thị là đơn vị có sản phẩm tốt hơn. Và với họ, vai trò một chương trình tiếp thị của công ty là để truyền đạt các tính năng và lợi ích vượt trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trường phái tập trung vào thương hiệu thì cho rằng, thực chất, con người mua hàng vì cảm nhận, cảm xúc, thói quen, niềm tin, sự yêu mến của họ với thương hiệu, chứ không hẳn là do bản chất của sản phẩm đó. Vì vậy, tập trung vào thương hiệu, xây

Hệ thống SMART và mục tiêu để thực hiện hóa ước mơ

Nếu con đường dẫn đến thành công quá dễ dàng, sẽ không có nhiều quyết tâm mỗi khi thất bại. Sự tự mãn, lối tư duy tiêu cực, không tập trung nỗ lực, và sợ thất bại có thể làm hỏng mục tiêu được thiết lập. Các yếu tố như cuộc sống cá nhân, trách nhiệm nghề nghiệp và mối quan tâm về tài chính cũng có thể phá hỏng kế hoạch của bạn. Nếu bạn có thể tiên đoán được những trở ngại sẽ gặp phải, bạn có thể chủ động lên kế hoạch giải quyết những vấn đề đó mà không đánh mất động lực. Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng thất bại trong việc cố gắng đạt được mục tiêu ở một thời điểm nào đó. Mặc dù đó là những mục tiêu rất thiết thực nhưng yếu tố hoàn cảnh, thiếu động lực khiến việc theo đuổi mục tiêu bị thất bại. Ngay cả những chuyên gia trong lĩnh vực thiết lập mục tiêu cũng thường xuyên đặt câu hỏi liệu họ đang có những bước đi đúng đắn để có được cuộc sống như mong muốn. Khi cuộc sống ngày càng khó khăn và phức tạp, những giấc mơ, mục tiêu của chúng ta đôi khi sẽ không được coi trọng nữa. The

Thương hiệu hay thương gì?Làm sao để định giá được?

Này nhé, nếu giá vé là như nhau, bạn sẽ chọn xem một phim do Phim truyện Việt Nam sản xuất, hay một phim do một hãng trong ngoài nước nào đó sản xuất? Cùng một phim, khán giả có sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để được xem? Hệ thống rạp có vì Phim truyện Việt Nam mà chia tỷ lệ tốt hơn? Nếu lấy thời gian công chúng bỏ ra để tìm hiểu hay bàn thảo về việc đúng sai này nhân với thu nhập theo thời gian của họ thì chắc là tiêu hao ấy đã lớn hơn giá trị cổ phần hóa khá nhiều. Tôi không định bàn về vấn đề cổ phần hóa cùng những đúng sai của nó vì không có đủ thông tin, chuyên môn và thẩm quyền. Nhưng khi thấy nhiều anh chị dùng tư duy văn hóa văn nghệ để bàn về một vấn đề thuần kinh tế thì tôi chợt nghĩ có lẽ mình nên cung cấp thêm một góc nhìn về định giá thương hiệu hãng phim để giúp mọi người bàn tập trung hơn. Vì dù gì thì tôi cũng có hiểu biết nhất định về kinh tế, và hiểu một chút về văn hóa văn nghệ nhờ thời gian tham gia HĐQT một hãng phim. Thương hiệu - làm sao để định giá? Thương

Biti’s ở sau cú nhảy Hunter

Trong một cuộc tiếp xúc báo giới, bà Vưu Lệ Quyên, Phó Tổng Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh của Biti’s, cho biết Công ty hiện đang hướng đến dẫn đầu thị trường Đông Nam Á, thông qua việc cải tiến mẫu mã kiểu dáng, đặc biệt là hợp tác với Walt Disney để cho ra các dòng sản phẩm hình ảnh cổ tích Việt Nam. Từ cuối năm 2016 đến nay, kể từ khi MV Lạc Trôi của ca sĩ Sơn Tùng MTP xuất hiện, chưa bao giờ Biti’s được nhắc đến nhiều và từ khóa “Hunter, Biti’s” lại được tìm kiếm nhiều trên Google như thế. Sự nổi tiếng của dòng giày Hunter có thể được xem là một cột mốc đáng nhớ đối với thương hiệu này. Câu chuyện của Biti’s khá giống với câu chuyện thương hiệu Nike một thời. Năm 1983, hãng giày Nike dẫn đầu thị trường giày thế giới với doanh thu hơn 860 triệu USD. Nhưng chỉ sau 1 năm khi thị trường bão hòa, doanh thu đã bị giảm chỉ còn chưa đến 1 triệu USD. Michael Jordan là sự lựa chọn của hãng này để trở thành đại sứ thương hiệu, mùa giải 1984-1985. Cầu thủ bóng rổ này đã là một hiện tượng và

Mạng xã hội, thách thức lớn dành cho thương hiệu

Các chuyên gia tiếp thị của trang Fast Company kết luận, với một cộng đồng người dùng soi mói như hiện nay, việc doanh nghiệp quyết định sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng hay từ tốn hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối và chính sách của người dẫn đầu. Một khảo sát mới đây được Công ty Truyền thông Sprout Social thực hiện, thông qua việc phân tích trực tiếp hành vi của 1.003 người tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 7-2017, đã chỉ ra rằng mạng xã hội ngày nay đang dần trở thành một công cụ để người tiêu dùng thể hiện những phản ứng tiêu cực của họ với thương hiệu (mạng xã hội là công cụ phổ biến thứ hai để khách hàng phàn nàn và chỉ trích thương hiệu – 47%, công cụ phổ biến nhất là truyền miệng – 55%). Cụ thể, có 60% khách hàng sử dụng mạng xã hội để chỉ trích sự không trung thực của thương hiệu, 59% chỉ trích những dịch vụ tồi tệ, 45% phàn nàn về những trải nghiệm sản phẩm tiêu cực và 35% chỉ trích mức giá quá cao mà họ phải chịu. Cũng theo nhóm nghiên cứu, có tới 81%

Chuyên gia Đỗ Hòa:Góc nhìn chiến lược về toàn dự án VINFAST

Vấn đề của Vinfast sẽ còn phức tạp hơn thế, bởi ô tô điện là một công nghệ mới. Không dễ tìm ra chỗ chịu dạy những công nghệ mới như này. Chỉ các nhà cung cấp linh kiện mới chịu dạy cho thôi, nhưng họ chỉ dạy về linh kiện của họ, còn tổng thể chiếc xe thì ai dạy? Tesla? Vừa qua, trên trang Facebook cá nhân của mình, Doanh nhân Đỗ Hòa ( Giám đốc công ty tư vấn TINH HOA QUẢN TRỊ - Nhà sáng lập Group QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP đã chia sẻ một vài góc nhìn chiến lược đối với  dự án đầu tư sản xuất xe hơi Vinfast của Vingroup Chuyên gia Đỗ Hòa cho rằng: '' nếu dùng các chỉ tiêu, công cụ đánh giá dành cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động để mà đánh giá cho một dự án đang trong giai đoạn phôi thai thì e là không ổn. Đơn giản là vì mọi thứ lúc này chỉ là một xấp giấy, một bãi đất trống, và một vài nhân sự chủ chốt.'' Cũng theo suy nghĩ của chuyên gia Đỗ Hòa thì với dự án Vinfast thì chúng ta chỉ có thể nhận xét về chất lượng và triển vọng khả thi của một dự án: dự án sản xuấ

Nổi bật trong thị trường bão hòa: Hãy Khác biệt hóa là chiến lược thương hiệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tạo nên dấu ấn riêng của mình trong tâm trí khách hàng. Những khác biệt giúp tạo nên một thương hiệu mạnh và chiến lược thương hiệu tập trung vào yếu tố sáng tạo và cảm xúc giúp tạo dựng sự kết nối sâu sắc với khách hàng qua những điểm chạm. Nhưng khi tất cả các thương hiệu cùng lựa chọn chiến lược khác biệt, cuộc chiến trong tâm trí khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Từ mọi nơi, mọi kênh như Youtube, Facebook, Google, Ads, TV cho đến các kênh offline như billboard, biển hiệu, nhà chờ xe bus… hàng trăm, hàng nghìn hình ảnh xuất hiện, tranh đua nhau gây ấn tượng với chúng ta trong từng khoảnh khắc của một ngày. Cái gì sẽ nổi bật lên giữa khu rừng rậm mà chúng ta đang băng qua? Trong cuốn GAM7 Book No.2 Saturation – Điểm bão hòa, tác giả Richard Moore có nhắc đến một tiêu chí để các thương hiệu tránh được những mối nguy từ sự bão hòa: đó là Mọi kế hoạch truyền thông phải thu hút được chú ý. Hẳn nhiên, cái gì to lớn và thường xuyên xuất hiện thì sẽ thu hút được sự chú ý. Nhưng đối với Marketing, nếu bạn không nhiều tiền như Coca-Cola, hay “chịu chơi” như Oppo, thì đừng suy nghĩ theo hướng này, bởi như vậy quá là tốn kém. Thứ hoạt động hiệu quả hơn chính là sự bất ngờ. Không phải kiểu bất ngờ bí ẩn, mà là sự kết hợp mới của những nguyên liệu thân thuộc. Nó giống như “Chà, tôi biết cái này, và cái kia nữa, nhưng từ trước tới nay tôi chưa thấy chúng được đặt cạnh nhau bao giờ, Wow!” Nói về sự kết hợp mới của những nguyên liệu thân thuộc để khiến mọi người Wow! lên như vậy, hãy học hỏi từ câu chuyện của Havaianas. Havaianas là thương hiệu dép xỏ ngón (Flip Flops & Sandals) xuất phát từ xứ sở Samba nóng bỏng - Brazil. Ra đời năm 1962 dành cho giới lao động, dép xỏ ngón Havaianas lấy cảm hứng từ dép đế rơm truyền thống Zori của Nhật Bản nhưng thay bằng đế cao su. Tuy nhiên, phải đến những năm 2000, thương hiệu dép xỏ ngón Havaianas mới thực sự phát triển bùng nổ và trở thành biểu tượng thời trang khi mở rộng ra châu Âu, Mỹ và châu Á. HV1Câu chuyện của thương hiệu Havaianas và cả những đôi dép của họ đều rất thú vị. Havaianas luôn khao khát tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu và gạt bỏ những nhận thức tức thời của khách hàng về thương hiệu. Bởi vì dép xỏ ngón luôn bị coi là rẻ tiền và chất lượng kém. Nhưng thời gian đã thay đổi tất cả. Chiến lược chính của Havaianas là: luôn tập trung vào sáng tạo sản phẩm mới, chiến lược truyền thông - marketing nhất quán trên toàn cầu; và phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt với thị hiếu người tiêu dùng. SẢN PHẨM ĐỘC ĐÁO Công ty đưa ra hàng loạt sản phẩm phong phú: dép mũi kín cho những vùng khí hậu lạnh, dép xỏ ngón có quai và trên cả tưởng tượng: dép xỏ ngón đính kim cương "xịn" cho các show thời trang hoành tráng. Nước Mỹ không phải là thị trường duy nhất, nhưng sự chấp nhận của người Mỹ, đặc biệt là những ngôi sao tại đây đối với sản phẩm, làm cho thương hiệu này ngày càng nổi tiếng. Những đôi dép tông bắt đầu xuất hiện trên đôi chân của những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc và sau đó xuất hiện trên sàn diễn thời trang. Công ty đã thiết kế những sản phẩm đặc biệt dành cho các nhân vật nổi tiếng, như “Oscar gift basket” được trao tặng cho các ứng cử viên giải Oscar suốt lễ Academy Awards. Các mũi khâu trên đôi dép được làm bằng tay và chúng được đính pha lê Swarovski. Tương tự, những đôi dép thời trang cũng được sử dụng như là một món quà dành cho các ngôi sao xuất hiện tại lễ trao giải Grammy. THÔNG ĐIỆP NHẤT QUÁN Thông điệp marketing xoay quanh "sáng tạo" và "cuốn hút" nhằm đem đến cho thế giới một hình ảnh đất nước Brazil thật đẹp bằng cách thể hiện Havaianas là một sản phẩm rực rỡ sắc màu, thú vị và tiện dụng. Thông điệp tuy nhất quán nhưng công ty vẫn xây dựng được nhiều cách tiếp cận đến các thị trường khác nhau. HV2HV3Sự kết hợp thú vị giữa dép xỏ ngón với các loại bao bì HV4 … với xe mui trần HV5 … và thậm chí là với cả chuối PHẢN ỨNG NHẠY BÉN Công ty phản ứng cực kỳ mau lẹ với thông tin thị trường. Nhận thấy doanh số có xu hướng sụt giảm nếu các sản phẩm được sản xuất bên ngoài Brazil, Havaianas đã xây dựng một nhà máy mới ở phía đông nam đất nước. Hay ngay khi biết được rằng khách hàng thích lui tới những cửa hàng bày ngập sản phẩm công ty, hãng đã mở thêm cửa hàng tại Rome, Paris, London và New York. Kết quả, những đôi dép mang thương hiệu Havaianas đã in dấu trên hơn 80 quốc gia, “phủ sóng” cả 5 châu lục trên thế giới. Tổng doanh thu tăng từ 1,7 tỉ real trong năm 2008 lên tới 2,6 tỉ real trong năm 2011. Havaianas được đánh giá là thương hiệu dép xỏ ngón biểu tượng số một thế giới. Còn theo BBC, Havaianas là một trong những mẫu dép đơn giản nhất thế giới bán ra mỗi năm 200 triệu đôi và là hiện tượng thời trang được biết đến khắp Brazil và nhiều nơi trên thế giới. TẠM KẾT Thông qua câu chuyện thực tế của Havaianas, ta có thể thấy trong một thị trường bão hòa, doanh nghiệp có thể nghĩ đến nhiều phương án để phá vỡ thế bế tắc về tăng trưởng của thị trường và để thương hiệu tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Bão hòa không những mang lại thách thức không nhỏ cho người làm chiến lược thương hiệu mà còn là cơ hội để đổi mới, làm cho các marketer thay đổi tư duy, chiến thuật và giải pháp thực thi mới mẻ để thu hút khách hàng thay vì tiếp tục với những lối đi truyền thống không còn phù hợphọc hỏi từ Havaiana

Kết quả, những đôi dép mang thương hiệu Havaianas đã in dấu trên hơn 80 quốc gia, “phủ sóng” cả 5 châu lục trên thế giới. Tổng doanh thu tăng từ 1,7 tỉ real trong năm 2008 lên tới 2,6 tỉ real trong năm 2011. Khác biệt hóa là chiến lược thương hiệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tạo nên dấu ấn riêng của mình trong tâm trí khách hàng. Những khác biệt giúp tạo nên một thương hiệu mạnh và chiến lược thương hiệu tập trung vào yếu tố sáng tạo và cảm xúc giúp tạo dựng sự kết nối sâu sắc với khách hàng qua những điểm chạm. Nhưng khi tất cả các thương hiệu cùng lựa chọn chiến lược khác biệt, cuộc chiến trong tâm trí khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Từ mọi nơi, mọi kênh như Youtube, Facebook, Google, Ads, TV cho đến các kênh offline như billboard, biển hiệu, nhà chờ xe bus… hàng trăm, hàng nghìn hình ảnh xuất hiện, tranh đua nhau gây ấn tượng với chúng ta trong từng khoảnh khắc của một ngày. Cái gì sẽ nổi bật lên giữa khu rừng rậm mà chúng ta đang băng qua? Trong cuốn GAM7 Book

Chiến lược MAYA và bài học rất thành công từ Apple

Mặc dù Apple đạt được lợi ích từ các sản phẩm gây sốt vừa quen thuộc vừa đáng ngạc nhiên, các công ty muốn áp dụng chiến lược MAYA cần đạt được hai điều kiện: Vài năm trở lại đây, Apple nhiều lần bị đánh giá là “lạc hậu” và không theo kịp thị trường. Thế nhưng có thể bạn chưa biết đây lại là một kế hoạch cực kì khôn ngoan. Apple không phải khi nào cũng là nhà sản xuất tung ra các sản phẩm đi trước đối thủ. Thực tế, đây là một chiến lược có chủ ý của "Táo Khuyết" và nó được dựa trên một lý thuyết được đưa ra bởi doanh nhân Raymond Loewy. Lý thuyết này dựa trên sự hiểu biết rằng người dùng luôn tìm kiếm sự quen thuộc trong một sản phẩm hay dịch vụ mới nào đó. Người dùng không thích "sự mới mẻ tối ưu" và trong một số trường hợp, họ thậm chí còn sợ hãi, tỏ ra rè rặt với những sự tiến bộ về công nghệ có thể làm họ cảm thấy lạ lẫm. Vì thế, thường thì, Apple sẽ tung các sản phẩm ra thị trường sau khi tất cả những người khác đã làm. Apple ít khi là kẻ đi trước. &q